Shen Yun kết hợp âm nhạc cổ điển Trung Hoa vào dàn nhạc giao hưởng Tây phương như thế nào?

Âm nhạc huyền bí, chính trực và tràn đầy dũng khí của Đạo gia và âm nhạc trang nghiêm và từ bi của Phật gia không chỉ đơn thuần là những khái niệm trừu tượng. Những nhạc sĩ biên soạn và hòa âm của Shen Yun là những bậc thầy về giai điệu, và mỗi từng bản nhạc đều khắc họa nên một câu chuyện, sống động như những diễn viên múa trên sân khấu.

Trình diễn cùng với mỗi tiết mục là dàn nhạc giao hưởng biểu diễn tại chỗ. Trong đó, nhạc cụ Trung Quốc tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng lại rất nổi bật trên nền nhạc của nhạc cụ giao hưởng cổ điển.

Kết hợp âm nhạc cổ điển Tây phương và âm nhạc Trung Quốc cổ đại là một điều đáng chú ý. Đã có rất nhiều người thử nghiệm điều này nhưng kết quả lại khá mờ nhạt. 

“Các bạn cần phải nắm các quy tắc” cô Jing Xian, một nhà soạn nhạc và nhạc công đàn tỳ bà chia sẻ. Đội ngũ nhạc sĩ sáng tác và hòa âm của Shen Yun có bí quyết riêng với nhiều quy tắc khác nhau. Đó là một công thức có chút bí mật”.

Vì sao Shen Yun sử dụng dàn nhạc cổ điển Tây phương

Shen Yun là công ty trình diễn vũ đạo Trung Hoa cổ điển hàng đầu thế giới với sứ mệnh hồi sinh nền văn hóa truyền thống 5,000 năm Trung Quốc. Đây là một nền văn hóa thần truyền cổ xưa đã gần như bị tàn phá trong suốt thế kỷ qua; thông qua âm nhạc và điệu múa, những nghệ sĩ Shen Yun mong muốn lan toả những giá trị của nền văn hoá đã bị đánh mất này ra thế giới.

Âm nhạc cổ điển là một hệ thống phức tạp, cùng với những quy tắc nhất quán về âm giai, hòa thanh và cấu trúc. Thành quả của âm nhạc cổ điển là một loại ngôn ngữ phổ quát và phong phú, thậm chí có thể được gọi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại.

âm nhạc cổ điển tây phương
Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun biểu diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Cao Hùng ở thành phố Cao Hùng phía nam Đài Loan vào ngày 21/09/2019. (Ảnh: Luo Ruixun/The Epoch Times)

Tính phổ quát của âm nhạc cổ điển thể hiện ở kho từ vựng vô tận, dường như có thể biểu đạt bất kỳ cảm xúc, bất kỳ câu chuyện, hay bất kỳ ý tưởng nào mà không  bị giới hạn về mặt ngôn ngữ. Các nền văn hoá và tinh thần của mọi dân tộc đều có thể được truyền tải thông qua âm nhạc cổ điển.

Âm nhạc cổ điển được cho là bắt nguồn từ Âu châu, mà ngay cả những phát minh âm nhạc cũng xuất phát từ nhiều quốc gia Âu châu. Nhà soạn nhạc người Pháp Jean-Philippe Rameau nổi tiếng với những luận thuyết về hòa âm, nhưng nhà soạn nhạc người Đức J.S. Bach mới là tác giả của cuốn sách khái luận về âm giai. Trường phái âm nhạc của các nhà soạn nhạc người Áo Haydn và Mozart củng cố vững chắc thời kỳ Cổ điển, trong khi Beethoven thì mang âm nhạc tiến tới thời kỳ Lãng mạn, còn những nhạc sỹ người Nga đã khắc tên họ lên trường phái Lãng mạn. Và từ lúc khởi đầu xuyên suốt cho tới ngày nay, nghệ thuật phổ quát của âm nhạc cổ điển đã được sử dụng để mang lại cho khán giả những bức tranh đa dạng về các nền văn hoá khác nhau. 

“Âm nhạc cổ điển là ngôn ngữ chung” cô Jing Xian nói. Và đó là yếu tố quyết định khi hoàn thành một tác phẩm âm nhạc.

Vì vậy, cô Jing Xian giải thích rằng việc sử dụng ngôn ngữ âm nhạc thật sự mang tính phổ quát và có thể tiếp cận đến giá trị chung của mọi quốc gia là rất quan trọng.

Lý do thứ hai cho việc đưa một số nhạc cụ Trung Quốc vào một dàn nhạc giao hưởng Tây phương chuẩn mực xuất phát từ sự hùng tráng của chính bản giao hưởng. Dàn nhạc giao hưởng Tây phương với sự tao nhã từ âm thanh của bộ dây cùng chất âm dày dặn của bộ hơi, mọi thứ hòa quyện lại tạo ra khí thế hoành tráng. Đây là một dàn nhạc khoáng đạt với những thanh âm bay bổng.

“Dàn nhạc của chúng tôi dựa trên âm nhạc giao hưởng Tây phương, và thanh âm của nhạc cụ Trung Quốc là màu sắc điểm xuyết vào bức tranh đa sắc màu đó” cô Jing Xian chia sẻ. “Chúng tôi cũng áp dụng phong cách cổ điển; chúng tôi sử dụng cách hòa âm và kỹ thuật của dàn nhạc Tây phương, nhưng không phá vỡ phương pháp hòa âm  truyền thống”.

“Nhưng bạn phải biết quy tắc để kết hợp những thanh âm đó lại một cách nhuần nhuyễn.”

– Jing Xian

“Nhưng bạn phải biết quy tắc để kết hợp những thanh âm đó lại một cách nhuần nhuyễn, sao cho chúng có thể đi cùng với nhau một cách đẹp đẽ. Bạn cần có kỹ thuật để giải quyết vấn đề đó” cô nói.

Âm nhạc Shen Yun: Những nốt nhạc thần thánh

Các học giả Trung Quốc cổ đại đã luận bàn rất nhiều về triết lý của âm nhạc, nhiều đến mức cô Jing Xian có thể nói về điều này trong nhiều ngày. Cô trở thành một nhạc sĩ chơi đàn tỳ bà chuyên nghiệp khi chỉ mới 15 tuổi và theo đuổi sự nghiệp học vấn về biên soạn, lý thuyết âm nhạc, và âm nhạc dân tộc học. Cô là nhà soạn nhạc từng đoạt giải thưởng sau đó lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ về âm nhạc dân tộc học tại Đại học Oxford.

Thay vì nói về cách âm nhạc Trung Hoa ảnh hưởng đến Trung y cổ truyền hay các loại trang phục hoàng cung khác nhau, cô Jing Xian nói rằng điều mà những nhạc sĩ mới vào nghề thấu tỏ nhất là mỗi nốt nhạc đều thật sự sống động.

“Từng giai điệu, từng nốt nhạc đều sống động” cô Jing Xian bày tỏ. “Người xưa tin rằng vạn vật đều có sinh mệnh. Ngay cả nốt nhạc, mỗi từng nốt nhạc cũng đều có sinh mệnh, vậy nên chúng đều rất sống động”.

Triết lý này chỉ ra cách âm nhạc được viết nên cũng như được biểu diễn như thế nào. Những nốt nhạc trên trang giấy không hề “bất động,” cô Jing Xian giải thích. Chúng có thể vận động, như mọi sinh vật sống đều thế. Nghĩa là một nốt nhạc có thể chỉ được viết như một nốt đen trên khuôn nhạc, nhưng người chơi nhạc là người truyền tải âm thanh của nốt nhạc đang thực sự kể lại một câu chuyện riêng, ví dụ như sự bổng trầm đặc trưng của âm nhạc Trung Hoa. Trường độ giữa các nốt cũng quan trọng không kém, vì âm nhạc cũng cần động tác hô hấp – hít vào và thở ra.

Cái tên Shen Yun được dịch ra là “vũ đạo trác tuyệt của những vị Thần.” Shen chính là thần, và Yun là vận – là điều gì đó giống như cảm giác phía sau mỗi chuyển động. Âm nhạc Trung Quốc cũng có “vận” cô Jing Xian chia sẻ.

“Cứ như thể là màu sắc,” cô nói. “Những nốt nhạc dung chứa những ý nghĩa khác nhau. Chúng đều có nội hàm, chính là nội hàm văn hoá và triết lý của từng nốt nhạc”.

“Và với âm nhạc Shen Yun, chúng tôi dùng sử dụng những giá trị truyền thống vĩ đại khác nhau này bởi vì nó là được thần trao truyền, còn nếu không, chúng tôi không thể gọi đây là Shen Yun được,” cô Jing Xian chia sẻ. “Đó là truyền thống. Và nội hàm tâm linh của âm nhạc này hỗ trợ cho chúng tôi. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi được gọi là Shen Yun, vì chúng tôi dựa vào uy lực của Thần. Vì thế chúng tôi có truyền thống này, và nghệ thuật của chúng tôi là dựa vào truyền thống, truyền thống ý nghĩa này ẩn chứa sau những gì chúng tôi đang thực hiện”.

Âm nhạc Shen Yun: Một sự phối hợp nhuần nhuyễn

Khi tiếng cồng vang lên, thì bạn biết được ngay rằng có một vị hoàng đế sắp xuất hiện. Tiếng cồng báo hiệu sự xuất hiện của ngài, và bạn không cần phải biết thêm gì về kỹ thuật âm nhạc, bạn vẫn có thể hiểu rằng âm thanh này đang biểu đạt một điều trang nghiêm.

Âm thanh của đàn violin thì dồn dập, cho dù không một ai di chuyển trên sân khấu, bạn cũng biết được sắp có điều lớn lao nào đó xảy ra.

“Đó chính là như thế” cô Jing Xian nói. “Bạn phải chọn đúng âm thanh này hoặc âm thanh khác sao cho khớp với sắc thái của phân cảnh vở diễn, hay bất cứ thứ nội dung nào mà bạn muốn truyền tải”.

âm nhạc cổ điển tây phương
Tiết mục hạ màn buổi biểu diễn nghệ thuật Shen Yun tại Nhà hát David H. Koch của Trung tâm Lincoln (Ảnh: Dal Bing/The Epoch Times)

Một buổi biểu diễn của Shen Yun bao gồm khoảng 20 tiết mục, phần lớn là các tác phẩm múa cổ điển Trung Quốc trên nền nhạc giao hưởng.

Điều này có nghĩa là từ tác phẩm này tới tác phẩm khác, âm nhạc phải thể hiện được cung đình nhà Đường như thế nào trong ở diễn này và tinh thần của người Miêu trong vũ đạo tiếp theo. Trải dài qua lịch sử 5,000 năm, Trung Quốc là quê hương của gần 50 dân tộc thiểu số khác nhau với phong tục tập quán và bản sắc văn hóa độc đáo khác nhau.

Điệu múa dân gian Mông Cổ là một trong những màn trình diễn được ưa thích.

“Trên thảo nguyên bao la, dưới bầu trời xanh thẳm là lời ca tiếng hát của con người” cô Jing Xian ngân nga một câu hát ngắn về cảnh tượng nơi đó. “Thật là khoáng đạt, âm nhạc đã phác họa nên bức tranh ấy. Nếu bạn đang bên trong một thành phố đông đúc, bạn sẽ không hát như thế. Giai điệu sẽ ngắn hơn và âm lượng nhỏ hơn. Vì vậy âm nhạc dân gian liên quan đến đời sống truyền thống của người dân. Bạn phải tìm hiểu và trình diễn điều đó theo một cách truyền thống”.

“Những bài dân ca luôn mang phong cách riêng biệt, chúng tôi tôn trọng và hòa âm dựa theo phong cách đặc sắc đó. Bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa mỗi nhóm người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thiểu số,” cô Jing Xian nói.

“Khởi đầu, tôi chưa có kiến thức đủ rộng. Sau đó tôi bắt đầu học. Tôi phải học ngôn ngữ, âm điệu ngôn ngữ của họ, tôn giáo của họ, truyền thống và phong tục tập quán của họ,” cô nói. “Bạn phải biết được phong cách của họ, những phong cách khác nhau. Rồi bạn phải biểu diễn lại theo phong cách cổ điển, là vậy đó”.

âm nhạc cổ điển tây phương
Dàn nhạc Shen Yun trong buổi diễn tập. Ảnh: Larry Dai)

Cô Jing Xian đã diễn đạt lại một cách mộc mạc hơn, nhưng âm nhạc Shen Yun là thành quả của quá trình nghiên cứu công phu và lao động nghệ thuật chuyên sâu.

Thực tế, Shen Yun tạo sự khác biệt hoàn toàn. Tất cả thành tố kiến tạo trong nỗ lực vị nghệ thuật này đều mang chất liệu truyền thống, và công ty Shen Yun đang mang những giá trị truyền thống cổ xưa này tới thế kỷ 21 theo cách vô cùng ý nghĩa.

“Để làm nên sự khác biệt như thế này, bạn không thể giới hạn bản thân vào kỹ thuật,” cô Jing Xian nói. Đó là sự thăng hoa của nghệ thuật, cảm xúc, tinh thần và tâm linh ở nhiều cung bậc khác nhau”. 

“Lúc nào bạn cũng phải nâng cao tất cả những cảnh giới đó để có thể hoàn thiện âm nhạc này. Trong đó có cả những thách thức”. 

Anh Đặng biên dịch

Link bài viết Shen Yun kết hợp âm nhạc cổ điển Trung Hoa vào dàn nhạc giao hưởng Tây phương như thế nào? 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chơi đàn piano cho người mới bắt đầu

9 đặc điểm làm nên sự độc đáo của Shen Yun

Giấc mơ hạc cầm